Trẻ nhỏ bị kiết lị nên chữa trị thế nào?
Trẻ nhỏ bị kiết lị nên chữa trị thế nào?
Kiết lỵ là bệnh truyền nhiễm theo đường tiêu hoá. Một loại bệnh thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh là nóng sốt, đau bụng, khó đại tiện và trong phân có máu, mủ, chất nhầy. Bệnh lỵ thườngcỏ tính chất thời vụ rõ rệt: mùa hè, mùa thu phát lirnh nhiều nhất. Thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ đến 8 ngày, thường 2 - 3 ngày. Bệnh kiết lỵ có 4 loại: loại phổ thông, loại nhẹ, loại nặng và loại trúng độc.
- Loại phổ thông: Là loại điển hình thường thấy ở bệnh trẻ em. Trẻ sẽ bị rất nhanh, thân nhiệt 39°c hoặc cao hơn. Mỗi ngày bé sẽ đi đại tiện từ 10 - 30 lần. Trong phân có chất nhầy, mủ, trẻ buồn nôn, (!au bụng từng cơn. Phần bụng dưới ban đầu ấn thấy đau - loại này chữa trị sẽ khỏi trong vài ngày.
- Loại nhẹ: Không nóng sốt hoặc sốt nhẹ. Trẻ đi ỉa chảy nhẹ trong phân có ít máu, nhầy mũi, hoặc có dịch nhầy mà không có máu mủ. Trẻ trong 2 - 3 ngày sẽ chuyển biến tốt, 1 - 2 tuần sau sẽ khỏi hoàn toàn.
- Loại nặng: Mỗi ngày bé đi đại tiện 30 lần. Trong phân có máu mủ, thỉnh thoảng bài tiết ra như mảng màng giả. Bé đau bụng kịch liệt, mót rặn liên tục. Có lúc bé nôn mửa và đau đớn.
>> TRẺ BỊ TRỚ DO ĐÂU? CÁCH HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG TRẺ BỊ TRỚ
- Loại ngộ độc: Loại này gặp nhiều ở trẻ 2 - 7 tuổi. Bệnh ngộ độc rất nguy hiểm, phát bệnh trong 1 - 2 ngày là chết. Cơ thể sốt cao, nhiệt độ hậu môn là 39,5°c hoặc cao hơn. Bệnh biểu hiện ngủ gà, nói mê, bồn chồn không yên. Bệnh nặng sẽ bị ngất nhiều lần, thời gian kéo dài và dẫn đến hôn mê.
Để phòng tránh cho trẻ không bị mắc bệnh kiết lỵ điều quan trọng nhất là bạn phải tăng
cường vệ sinh. Nhất là không uông nước sông, ăn. thức ăn không sạch và có triệu chứng ôi thiu. Bảo vệ sức khoẻ của bạn chính là bảo vệ sức khoẻ của con bạn.
Post a Comment